Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất.
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ:
Việc điều trị thường tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng và loại viêm phổi.
Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.
Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.
Viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.
Một số loại thuốc điều trị viêm phổi:
Phải dùng kháng sinh như:penixilin, sunphamit.
Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampixilin; người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.
Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, axetaminophen,
Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng.
Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.
Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
Hiện chích ngừa là một cách tốt để phòng bệnh sưng phổi gây do vi trùng Pneumococcus. Theo Viện Cao niên Quốc gia (National Institute of Aging) tại Hoa Kỳ, thuốc vắc- xin sưng phổi Pneumococcus (pneumococcal vaccine) hữu hiệu, tài trợ bởi chương trình Medicare, nhưng tính ra, rất nhiều vị có tuổi hoặc đang mang những bệnh nặng chưa chích ngừa. Chỉ tiêu từ các năm qua, từ năm 2000, Cơquan Y tế Công cộng (Public Health Service) hy vọng trên toàn nước Mỹ số người được chích ngừa phải là trên 60%.
Vi trùng Pneumococcus có nhiều dòng, tuy cùng một giống. Thuốc ngừa sưng phổi Pneumococcus chứa những chất lấy từ 23 dòng vi trùng Pneumococcus khác nhau. Thuốc chích vào người để kích thích cơ thể ta tạo các kháng thể (antibodies) chống lại những dòng vi trùng này.
Đa số người khỏe mạnh chúng ta, 2-3 tuần sau khi chích ngừa, trong người sẽ có kháng thể chống lại hết hay hầu hết các dòng vi trùng này, giúp ta tránh được bệnh sưng phổi gây do chúng (kết quả bảo vệ 85-95%). Người lớn tuổi và nhiều người đang mang một số bệnh kinh niên không tạo được kháng thể tốt như người còn trẻ khỏe, nên sự bảo vệ của thuốc có kém hơn. Trẻ em dưới 2 tuổi cũng thế.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đề nghị các bác sĩ chích ngừa sưng phổi Pneumococcus cho những quí vị thuộc các thành phần sau đây, có thể nguy đến tính mạng nếu bị sưng phổi Pneumococcus:
- Các vị từ 65 tuổi, dù không có bệnh gì quan trọng.
- Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dưới 65 đang mang các bệnh kinh niên nhưbệnh tim, bệnh phổi, thận, đái tháo đường , AIDS, ung thư…, hoặc người đang phải dùng những loại thuốc khiến sức kháng cự của cơ thể suy giảm, như thuốc steroid, các thuốc chống ung thư.
- Người đã cắt lách, hoặc có bệnh lá lách, nên không làm việc bình thường (lá lách là một cơ quan quan trọng trong việc tạo kháng thể).
- Người đang ở trong viện chăm sóc đặc biệt (thí dụviên dưỡng lão).
- Người đã được thay ghép cơ quan (organ transplant recipients), chẳng hạn như thay ghép thận.
- Người bị xơ gan (cirrhosis), hoặc dù chưa, nhưng nghiện rượu nặng.
Trên nguyên tắc, một mũi thuốc ngừa sẽ bảo vệ ta suốt đời, song những vị sau đây nên được chích ngừa lại sau 5 năm, do sự bảo vệ nhạt dần theo thời gian:
- không còn lá lách (hoặc lá lách bệnh, không làm việc đàng hoàng);
- bệnh thận;
- hội chứng thận hư (nephrotic syndrome: thận không giữ được chất đạm, khiến chất đạm cứ thất thoát ra nước tiểu);
- thay ghép cơ quan
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) do hút thuốc lá
- tuổi trên 65, lần chích trước, nếu có, đã quá 5 năm rồi.
Sau khi chích ngừa, thường ta chỉ hơi đau và đỏ một chút nơi chỗ chích. Có người bị đau, đỏ nhiều hơn, có khi nóng sốt và nhức mỏi các bắp thịt (dưới 1% các trường hợp chích ngừa). Thỉnh thoảng có người bị phản ứng nặng (anaphylaxis), gây tình trạng trụy tim mạch (khoảng 5/1.000.000 người có phản ứng nặng).
Theo Camnangbenh