Củ dền (red beet) cùng họ với chard và rau bina. Lá rau dền có vị đắng như rau chard (một loại rau dền của mỹ), nhưng rất giàu chất diệp lục. Mặc dù có vị đắng, lá rau dền có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với củ dền.
Củ dền chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Chúng cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt.
Trong khi củ dền có chứa một số các khoáng chất thì lá và thân rau dền có chứa ít hơn, nó cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iốt, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
Hàm lượng chất sắt trong củ dền, mặc dù không cao, nhưng có chất lượng cao nhất và tốt nhất và được xem là một loại thực phẩm có tính bổ máu rất tuyệt vời. Việc này làm cho củ dền có hiệu quả cao trong việc điều trị nhiều bệnh do môi trường độc hại xung quanh gây ra.
Cả lá và củ của cây rau dền là những chất tẩy sạch rất hiệu quả và có tác dụng bổ máu. Betacyanin là những chất dinh dưỡng thiên nhiên có trong cây rau dền tạo nên cho cây rau dền màu đỏ giúp làm giảm đáng kể mức độ chất homocysteine (Một loại acid amin được sử dụng bình thường bởi cơ thể trong quá trình chuyển hóa của tế bào và sản xuất các protein. Nồng độ cao của acid amin này trong máu được cho là làm tăng nguy cơ bệnh tim bằng cách gây tổn hại niêm mạc của các mạch máu và gia tăng việc làm đóng cục của máu)
Những Ích Lợi Về Sức Khỏe
Củ dền từ lâu đã nổi tiếng với những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe cho hầu hết các phần của cơ thể. Tuy nhiên, rất ít người biết ăn củ dền, chưa nói đến việc uống nước ép của củ dền. Dư ới đây là những ích lợi tuyệt vời của nuớc ép củ dền
Nhiễm toan: (Sự gia tăng bất thường độ axit trong chất lỏng của cơ thể): độ kiềm của cây rau dền rất cần thiết và hiệu quả trong việc chống lại chứng nhiễm toan.
Chứng thiếu máu: Hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp ôxy cho cơ thể. Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắc cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao.
Xơ vữa động mạch: Nước ép củ dền có màu đỏ thẫm này có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch.
Huyết áp: Tất cả các tính năng chữa bệnh và dược tính của củ dền có hiệu quả làm cho huyết áp trở lại bình thường, chẳng hạn như giảm huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thấp.
Giãn tĩnh mạch: Trong cách thức tương tự mà nước ép củ dền giúp giữ độ đàn hồi của động mạch, tiêu thụ thường xuyên nước ép củ dền còn giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.
Loét dạ dày: Pha mật ong với nước ép củ dền và uống hai hoặc ba lần một tuần khi bụng đói (thường xuyên hơn nếu cơ thể bạn làm quen được với nước ép củ dền). Nó giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.
Táo bón: Hàm lượng cellulose giúp bài tiết được dễ dàng. Uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp giảm được chứng táo bón mãn tính.
Bài độc: Chất choline trong nước ép rau dền không chất bài độc gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều, miễn là đã cai nghiện rượu.
Bệnh về túi mật và thận: Cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Gan hoặc mật: Các tính năng làm sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật, như vàng da, viêm gan, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Vắt chanh vào nước ép củ dền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh này.
Ung thư: Betaine, một loại acid amin trong củ dền, có tính năng chống lại bệnh ung thư rất hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ dền ức chế sự hình thành các hợp chất gây ung thư và bảo vệ chống lại ung thư đại tràng hay ung thư dạ dày.
Gout (đặc trưng bởi sự viêm đau của các khớp, đặc biệt là ở bàn chân và bàn tay, và các cơn đau khớp là kết quả của hàm lượng axit uric trong máu lên cao và sự bồi đắp của các tinh thể urate quanh các khớp): Một căn bệnh mà có thể được chữa trị rất hiệu quả bởi tính năng tẩy sạch của củ dền.
Gàu: Pha một ít dấm vào một cốc nhỏ nước ép củ dền. Mát xa nó vào da đầu bằng ngón tay và để trong khoảng một giờ, sau đó xả bằng nước. Làm như vậy mỗi ngày cho đến khi sạch gàu. Cảnh báo: bạn sẽ ngửi thấy mùi rất khó chịu trong khi mát xa dung dịch đó lên đầu!
Cách lựa chọn và sử dụng củ dền
Chọn những củ dền chắc và vỏ bên ngoài không bị nhăn. Củ dền còn lá chỉ có thể giữ được 3 đến 4 ngày trong tủ lạnh vì củ dền cung cấp độ ẩm cho lá. Nếu nếu củ dền không còn lá, nó có thể giữ được một vài tuần.
Củ dền với đáy tròn thì ngọt hơn củ dền với đáy phẳng. Ăn củ dền tươi (sống) để tận hưởng hương vị ngon của nó. Không nên dùng lửa to khi nấu củ dền vì nhiệt độ cao làm mất các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hãy gọt vỏ củ dền trước khi nấu.
Đừng nên bỏ lá củ dền vì chúng có thể được nấu chín như rau bina và cũng giàu các chất, acid folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C, và sắt.
Lưu ý
1- Người có tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép.
2- Vì nước ép củ dền rất mạnh, không nên uống quá nhiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn chưa quen với nó. Đối với người mới bắt đầu uống, hãy ép nửa củ dền loại trung bình mỗi tuần một lần, từ từ tăng lên ép nguyên củ mỗi tuần một lần.
Nước ép củ dền này rất mạnh cho nên có thể gây ra chóng mặt trong quá trình tẩy sạch khi chất độc đang được loại bỏ. Quá trình này có thể gây ra khó chịu trong người nhưng không có gì phải lo lắng. Trong thời gian này, uống nhiều nước (water) cũng để bài tiết chất độc ra ngoài.
3- Nước củ dền có thể tác hại nếu dùng để pha sữa; do vậy không được dùng nước củ dền để pha sữa Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước củ dền bổ cho máu. Điều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4,5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc.. Ngộ độc có liên quan đến rau củ là ngộ độc chất nitrate có trong thành phần một số loại rau củ, trên lâm sàng gây ra hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (viết tắt là MetHb) làm cho trẻ biểu hiện xanh tím và nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Theo Tintuccaonien