Qua khảo sát thực tế, so với người không cấy ghép ngực, số lượng người có chỉnh sửa, phẫu thuật nâng thẩm mỹ ngực mắc bệnh ung thư vú cao hơn 25%.
Phân tích sâu hơn cho thấy những người phụ nữ cấy ghép ngực có nguy cơ tử vong do ung thư vú cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc cấy ghép ngực sẽ tạo ra bóng tối trên phim chụp X-quang, điều này có thể gây cản trở tầm nhìn của các chuyên gia về việc phát hiện các khối u. Kết quả là, việc phát hiện sớm những khối u rất dễ bị bỏ sót, giảm cơ hội sống sót của người bệnh.
Bên cạnh đó, những túi độn ngực silicon cũng gây khó khăn trong việc chụp và phân tích chẩn đoán bệnh. Bởi nếu túi độn ngực được đặt ngay phía sau bầu vú, sẽ che phủ khoảng 1/3 phần khoang vú được phân tích qua chụp X-quang. Còn với túi độn ngực đặt sau cơ ngực ít gây khó khăn hơn khi chụp và phân tích.
Tuy nhiên, điều này cũng đã gây hạn chế trong việc phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh ung thư vú. Qua nghiên cứu cho thấy, có tới 26% phụ nữ cấy ghép ngực phát hiện ra khối u dẫn tới ung thư ở giai đoạn sau. Do đó, cơ hội sống sót của họ là không cao.
Fazel Fatah – một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho biết: “Một thực tế là việc cấy ghép ngực gây khó khăn cho việc chụp nhũ ảnh để chẩn đoán bệnh. Đôi khi nó cũng khiến phụ nữ chủ quan, không kiểm tra những dấu hiệu bất thường xuất hiện ở ngực mình. Những phụ nữ đã phẫu thuật cấy ghép ngực cần thường xuyên theo dõi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở ngực hay không. Và họ nên thông báo với bác sĩ về việc cấy ghép ngực của mình để đảm bảo tất cả các mô vú được kiểm tra hoàn toàn”.
Theo Dailymail