Do quá trình trao đổi chất, lông tại vùng kín cũng có sự thay thế một cách thường xuyên. Tuy nhiên, khi lông mu rụng quá nhiều, chúng ta vẫn cần kiểm tra lại biểu hiện bất thường này.
“Cô bé” không có vi-ô-lông hoặc quá ít
Ít lông mu sinh lý (lông mu không phát triển) thường có liên quan mật thiết đến mức độ nhạy cảm của nang lông bộ phận sinh dục và kích thích tố androgen. Với phần lớn những XX có ít lông mu, sự bài tiết, chu kỳ kinh nguyệt, chức năng làm “chuyện ấy” hay khả năng sinh sản vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vi-ô-lông vùng kín quá ít, nhất là tình trạng “cô bé” không có lông mu có thể là biểu hiện của hội chứng Turner mang tính di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính. Ngoài ra, nó cũng có thể do nguyên nhân chức năng tuyến giáp suy giảm hoặc do một số căn bệnh tiềm ẩn khác. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng quan hệ, gây suy nhược cơ thể, thậm chí còn dẫn đến vô kinh và vô sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các bạn vẫn nên đến kiểm tra tại các cơ sở y tế.
Vi-ô-lông bị rụng nhiều
Do quá trình trao đổi chất, lông tại vùng kín cũng có sự thay thế một cách thường xuyên. Tuy nhiên, khi lông mu rụng quá nhiều, chúng ta vẫn cần kiểm tra lại biểu hiện bất thường này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng nhiều lông vùng kín. Đó có thể là biểu hiện của một căn bệnh nghiêm trọng, do chức năng tuyến yên suy giảm, do bị mất nhiều máu sau khi sinh, phải uống thuốc trong thời gian dài, do hội chứng Sjogren, suy giáp, béo phì… Do đó, các bạn cũng cần hết sức chú ý về tình trạng này.
Vi-ô-lông quá nhiều
Lông mu quá nhiều thường là dấu hiệu của bệnh tật, thậm chí là những căn bệnh rất nguy hiểm. Đó có thể là các căn bệnh như u tuyến yên, tăng sản tuyến thượng thận, đa nang buồng trứng… Ngoài ra, vi-ô-lông vùng kín nhiều cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc do dùng thuốc. Tuy nhiên, cách tốt nhất cho các bạn là đến kiểm tra tại các cơ sở uy tín để chẩn đoán một cách chính xác về tình trạng bệnh tật.
Vi-ô-lông biến sắc
Tình trạng vi-ô-lông của “cô bé” bị biến sắc (thường là bị chuyển sang màu trắng) có thể do các yếu tố về dinh dưỡng, tinh thần, do bệnh bạch hóa hoặc tuổi tác. Điều này không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao, củng cố tinh thần để giữ gìn sức khỏe.
Theo Trí Thức Trẻ