Mai Ba Ba: Vị cam, vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc gan và thận.
Mai Ba Ba gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là bổ âm tàng dương, thích hợp chữa trị chứng gan thận âm hư. Công hiệu thứ hai là giảm sốt, thích hợp chữa trị chứng tà khí tấn công âm khí ở thời kỳ cuối phát sốt, trường hợp thường hay phối chế với Đan Bì, Sinh Địa Hoàng và Thanh Hao. Công hiệu thứ ba của mai Ba Ba là tan hạch, tan cục, chủ yếu chữa trị chứng hạch cứng cục cứng.
Cách dùng và liều lượng: Dùng mai Ba ba sắc nước uống, mỗi lần từ 9-24 gam. Mai Ba Ba nên sắc trước.
Trường hợp bổ âm tàng dương nên dùng mai Ba Ba sống, trường hợp tan hạch tan cục nên tẩm qua dấm mới dùng.
Điều cần phải lưu ý là: Những người tỳ vị hư hàn, ăn ít, đi loãng và phụ nữ có thai kiêng dùng.
Mai Rùa và mai Ba Ba đều là vỏ cứng của loại động vật, vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc gan thận, đều có thể bổ âm tàng dương, có nghĩa là bồi bổ âm khí của gan và thận, làm dịu dương khí của gan, thích hợp chữa trị các chứng âm khí gan không đủ, các chứng đau đầu, chóng mặt do dương khí gan tăng năng gây nên, nóng ẩm, ra mồ hôi trộm, di tinh do âm khí thận không đủ hư hỏa quá vượng gây nên cũng như các chứng phát sốt thương âm, âm hư cảm gió, run chân run tay, lưỡi khô, lưỡi đỏ v.v.
Điều khác nhau là mai Rùa lại vị cam và quy lạc tim, công hiệu bổ âm khá mạnh, bên cạnh đó còn có thể ích thận kiện cốt, củng cố kinh nguyệt, cầm máu, dưỡng máu bổ tim, cũng có thể chữa trị các chứng mỏi lưng đau khớp bởi thận hư gây nên; gân cốt yếu, trẻ em lồi xương ngực, gù lưng, thóp không liền, mọc răng muộn, đi muội; âm hư máu nóng, băng huyết phụ nữ, lượng kinh nguyệt quá nhiều, âm hư thiếu máu, hoảng hốt, mất ngủ, hay quên do tim thận chưa được bồi bổ đầy đủ gây nên.
Công hiệu thanh hư nhiệt, giảm sốt của mai Ba Ba khá mạnh, là vị thuốc quan trọng trong chữa trị âm hư phát sốt, trong khi đó còn có công hiệu nổi bật về tan hạch tan cục, gan tỳ sưng to, tắc kinh v.v.
Sưu tầm