Nghiên cứu cho thấy tinh chất nghệ (curcurmin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày chúng ta thường dùng nghệ tươi hay tinh nghệ để chữa bệnh.
Những nghiên cứu tiếp tục công bố curcurmin còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.
Còn mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa 13-20% là nước, 75-80% hydrat cacbon (đường glucoza, đường hoa quả, xacarôza..); rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic… Nói chung là rất nhiều vi chất, mật ong chứa đựng hơn 300 vi chất. Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhiều vitamin, nhiều loại axit và men tiêu hóa…
Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Vì chứa nhiều vitamin nên mật ong thoa lên da sẽ xóa nếp nhăn và có tác dụng dưỡng rất tốt. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết a-xít nên các triệu chứng đau rát mất đi.
Nghệ có rất nhiều với tác dụng với sức khỏe
Nhờ những kết quả nghiên cứu như vậy nên chúng ta thường dùng nghệ và mật ong làm thuốc chữa đau dạ dày. Thường mỗi ngày dùng 12gam nghệ trộn với 6gam mật ong làm thành viên uống trước bữa ăn thì kết quả rất tốt.
Nếu uống nghệ và mật ong thường xuyên thì vừa bổ dưỡng, an thần lại lành vết loét dạ dày. Đây là “món ăn vị thuốc”, vì thế bạn có thể yên tâm khi dùng lâu dài. Có điều nếu bạn bị béo phì thì khi triệu chứng đau đã hết nên giảm mật ong để đừng gây béo phì thêm.
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Theo đánh giá của Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam cho biết, hiện xu hướng các bệnh về dạ dày tăng nhanh xuất phát từ thói quen sinh hoạt của lối sống hiện nay như: ăn uống không điều độ, thiếu khoa học (hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều thức ăn chua, cay..), làm việc quá sức, áp lực cao… Ngoài ra còn do nhiễm vi khuẩn Helicobacter plylori (HP). Vi khuẩn này sống tập trung chủ yếu trong niêm mạc dạ dày và thường gây tổn thương ở dạ dày.
Tất cả những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày, làm tăng tiết a-xít ở dạ dày, gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
Do đó, khi có triệu chứng của bệnh dạ dày, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Để phòng các bệnh về dạ dày, các chuyên gia y tế cho rằng việc thay đổi lối sống, sinh hoạt là những biện pháp phòng chống, ngăn ngừa hữu hiệu hơn cả. Nên ăn uống uống đúng giờ, không ăn quá no hay để cơ thể quá đói. Ăn xong phải nghỉ ngơi, tuyệt đối không vừa ăn vừa làm việc hay vận động mạnh.
Nếu đã măc bệnh thì phải giảm béo phì, hạn chế thuốc lá, các loại gia vị quá cay hoặc quá chua, hạn chế các loại nước uống có gas, cà phê, rượu bia. Đồng thời, cần tăng cường vận động, tạo thói quen sinh hoạt điều độ, chừng mực…
Theo Megafun