Điều trị bệnh sỏi mật

Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi. 

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SỎI MẬT:

Mặc dù cơn đau quặn mật là triệu chứng thường gặp, nhưng những biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra. Viêm túi mật cấp là biến chứng xảy ra do viêm nhiễm túi mật bởi sự tắc nghẽn kéo dài ở ống túi mật do sỏi. Triệu chứng điển hình bao gồm sốt và đau vùng bụng trên bên phải kéo dài, tăng lên khi sờ, thở sâu và ho. Số lượng bạch cầu gia tăng nói lên sự hiện diện của viêm hoặc nhiễm trùng túi mật. Hiếm khi, viêm gây thủng hoặc vỡ túi mật.

Khi túi mật thủng sẽ lan tràn vào những cơ quan kế cận như là ruột non, sỏi mật có thể đi qua chỗ thủng để vào ruột non. Nếu viên sỏi lớn, nó có thể gây tắc ruột gọi là tắc ruột do sỏi. Sự tắc ruột làm ngăn cản chức năng bình thường của ruột.

Sỏi mật cũng có thể di chuyển từ túi mật vào trong đường mật. Đường mật là một ống dẫn mật từ gan và túi mật vào ruột non. Bệnh nhân bị sỏi trong đường mật có thể không có triệu chứng. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường mật lúc đó mới gây ra triệu chứng như  : đau bụng dữ dội, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng đường mật, và có thể viêm tụy cấp. Cùng với đau bụng và vàng da, nhiễm trùng đường mật có thể gây ra sốt cao lạnh run, đôi khi nhiễm trùng huyết làm đe dọa tính mạng bệnh nhân. Viêm tụy có nghĩa là tình trạng viêm của tuyến tụy, đây là bệnh nội khoa nặng.

soi Điều trị bệnh sỏi mật

 ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT:

Điều trị hỗ trợ bằng giảm đau và kháng sinh, nhưng chủ yếu vẫn phải  lấy sỏi mật.

Đối với sỏi túi mật:

– Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.

– Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.

– Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp  hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và  hồi phục sức khỏe nhanh.

– Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:

– Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.

– Phẫu thuật để lấy sỏi.

Làm cách nào để phòng bệnh và biến chứng?

Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân  chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật. Chính vì vậy cần  ăn uống vệ sinh như ăn uống thức ăn đã nấu chín, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn thức ăn đường phố, trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong  một năm.

Đối với người đã có sỏi mật cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra. s

Chế độ ăn cho người bị sỏi mật:

Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi. Sỏi mật có 2 loại:

Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.

Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân sỏi mật có béo phì.

Bị sỏi mật thì ăn uống thế nào?

  • Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…
  • Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
  • Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
  • Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.
  • Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.
  • Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
  • Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
  • Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.

Theo Camnangbenh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *