Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt…
Quả thanh long có vị ngọt, hơi chua, được xem là loại quả mát, có tác dụng thanh nhiệt, ngoài ăn trực tiếp có thể chế biến các món chè, nộm rất ngon và bổ dưỡng. Thanh long là một loại cây được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, hiện nay ở một số tỉnh miền Bắc cũng đã trồng phổ biến. Quả thanh long có vị ngọt, hơi chua, được biết đến là loại quả mát, có tác dụng thanh nhiệt, ngoài ăn trực tiếp có thể chế biến các món chè, nộm rất ngon và bổ dưỡng.
Tác dụng thanh nhiệt
Thanh long còn được gọi là cây mắt rồng, cây lòng chảo… là loại cây thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hóa sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn. Tên khoa học của cây thanh long là Hylocereus undatus (Haw) Britt & Rose, thuộc họ xương rồng (Cataceae), có nguồn gốc ở các nước Trung và Nam Mỹ, được nhập vào các nước Đông Nam Á để làm cảnh, làm thực phẩm và làm thuốc. Cây thanh long thường cho quả chính vụ vào mùa hè hoặc thu, tuy nhiên hiện nay người ta có thể trồng thanh long cho quả quanh năm.
Thân cây thanh long có gai giống cây xương rồng, hoa có màu trắng muốt rất đẹp và khá giống với hoa quỳnh nên ngoài trồng để lấy quả, thanh long còn được lựa chọn dùng để làm cảnh trong vườn nhà. Ruột thanh long màu trắng, hạt màu đen giống hạt vừng, hiện nay đã có giống thanh long ruột đỏ với giá thành đắt gấp đôi thanh long ruột trắng và được coi là ngon và bổ mắt hơn. Vỏ trái thanh long khá dày, chiếm 26% trọng lượng trái, giúp cho việc bảo quản được lâu, không bị hư thối.
Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt… Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.
Thực phẩm bổ dưỡng
Với cây thanh long, từ thân cây, hoa đến quả đều có tác dụng làm món ăn bổ dưỡng. Là thứ quả bổ và thanh nhiệt, thanh long là nguồn vitamin C cần thiết cho cơ thể giúp chữa một số chứng bệnh do thiếu vitamin C. Các nhà khoa học ước tính rằng, chỉ cần khoảng 600 – 700g thanh long đủ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, chồng được bệnh scorbut, một số chứng bệnh do thiếu vitamin C và một số chứng chảy máu thông thường.
Món súp được chế biến từ hoa thanh long với thịt heo nạc cũng rất bổ dưỡng và có tác dụng chữa tình trạng phổi yếu hay ho có đờm (đàm). Quả thanh long còn được dùng để chế biến nhiều món ăn như: gỏi thanh long, thanh long nấu canh cá, cá xốt thanh long, chè thanh long, sinh tố thanh long, thạch thanh long…
Các nhà khoa học còn tìm ra được rằng, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol, huyết áp tăng cao nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên. Hơn nữa, thanh long ít sâu bệnh nên người trồng ít sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay thứ quả này đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng vì tình bổ mát, ngon và đặc biệt là an toàn thực phẩm.
Một số món ăn được chế biến từ thanh long
Thanh long dầm sữa chua hoặc hoa quả dầm
Nếu bạn là người hâm mộ các món hoa quả dầm sữa chua thanh mát, thanh long hẳn sẽ là sự lựa chọn số 1. Thanh long cắt miếng nhỏ vừa ăn dầm trong ly sữa chua, cho thêm ít đá xay nhỏ vào là một trong những món ăn chơi phổ biến của không ít người, đặc biệt vào những ngày hè nóng bức. Cảm giác ngọt mát, thanh thanh sẽ ngay lập tức khiến bạn không thể không thích món ăn này,
Thạch thanh long
Có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, giúp giảm mỡ, làm đẹp da mặt… Bạn cho nước, bột thạch và lá dừa vào nồi, đun sôi. Nấu cho tới khi bột thạch hòa tan. Để nhỏ lửa, thêm nước cốt dừa, đường và thanh long vào khuấy đều, đun sôi lại rồi tắt bếp. Vớt bỏ lá dừa, đổ hỗn hợp vào khay, để nguội và cho vào tủ lạnh bảo quản, dùng ăn mát. Làm món này hơi cầu kỳ một chút, tuy nhiên bạn sẽ có được một món ăn vô cùng khoái khẩu!
Chè thanh long
Mát bổ và rất dễ ăn. Thanh long rửa sạch, lột bỏ vỏ, dùng muỗng múc thành từng viên tròn. Dừa khô vắt lấy nước cốt, pha chung với kem sữa tươi, quậy đều, cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Đun sôi nước cho đường vào nấu tan, thêm vani, quậy đều, để nguội. Xếp khoảng 8 – 10 viên thanh long vào tô, chan nước đường, nước đá đập nhuyễn, nước dừa sữa. Dùng ăn giải nhiệt, giải khát rất tốt.
Bài thuốc chứa hoa, viêm phế quản
Dùng 15 – 30g hoa tươi, sắc uống hoặc 10 – 12g khô sắc uống hoặc hãm thay trà để uống. Hoặc lấy 30g hoa thanh long nấu với thịt heo nạc làm canh ăn, có tác dụng bổ phế, trừ ho.
Theo Đẹp online