Theo tài liệu cổ dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thì vị ngọt tính hàn không độc). Vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu.
Nhím còn gọi là con dím, hào chư, cao chư, sơn chư, loan chứ. Tên khoa học Hystrix hodgsoni. Thuộc họ Nhím Hystricidae.
Con nhím cho vị thuốc gọi là thích vị bì (Corium Hystrici) là dạ dày của con nhím Hystixhodgsoni. Tại Hồng Kông người ta dùng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích Erinaceus europaeus L. hoặc con nhím Hemichianus dauricus Sundevall cùng thuộc họ Erinaceidae.
Phân bổ, săn bắt và chế biến
Nhím sống hoang ở miền rừng núi nước ta. Nó gây hại một số cây lương thực (sắn, ngô, lạc). Thường người ta săn bắt nhím để ăn thịt. Mùa săn bắt gần như quanh năm, ngoài thịt dùng để ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan phơi hay sấy khô để làm thuốc. Khi dùng sao cát hay sao với hoạt thạch cho nở phồng lên rồi lấy dạ dày nhím sắc thuốc hoặc tán bột mà uống.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thì vị ngọt tính hàn không độc). Vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu.
Hiện nay vẫn dùng theo kinh nghiệm cổ với liều 6 – 16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.
Đơn thuốc có dạ dày nhím
1. Chữa lòi dom chảy máu:
Dạ dày nhím sao phồng (với hoạt thạch rồi rây bỏ hoạt thạch) 3 – 6g, hoa hòe 10g, thêm 100ml nước sắc kỹ rồi dùng nước sắc hoa hòe này chiêu dạ dày nhím đã sao và tán bột. Liều trên chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa thủy thũng, cổ trướng, hoàng đan:
Đốt tồn tính dạ dày nhím, mỗi lần uống 8g hòa rượu uống (kinh nghiệm trong sách cổ).
Theo Ykhoa