Dân ta thường dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị rất quen thuộc với mọi người, nhất là các món như canh cá giấm, canh lươn, ốc, cháo cá… vừa thơm ngon, lại vừa át được mùi tanh.
Thì là có tên khoa học là Anethum graveolens, họ Hoa tán. Cây thuộc dạng thảo sống hằng năm có thân nhẵn cao 60-80cm hay hơn, khía rãnh dọc, rễ trụ. Lá có bẹ và phiến lá rất phát triển, phiến thường xẻ 3 lần lông chim, phiến nhỏ hình như sợi chỉ, các lá ở ngọn thường tiêu giảm, không có cuống.
Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, tụ thành tán kép gồm 5-15 tán nhỏ; các tán này mang 20-40 hoa màu vàng. Quả bế kép nằm trên một cuống quả rẽ đôi; quả hình trứng có 10 cạnh. Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.
Thì là là một loại rau gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn vì vừa thơm ngon, vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì là còn có nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh…
Không chỉ là gia vị
Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, họ Hoa tán. Cây thuộc dạng thảo sống hàng năm có thân nhẵn cao 60-80cm hay hơn, khía rãnh dọc, rễ trụ. Lá có bẹ và phiến lá rất phát triển, phiến thường xé 3 lần lông chim, phiến nhỏ hình như sợi chỉ, các lá ở ngọn thường tiêu giảm, không có cuống. Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, tụ thành tán kép gồm 5-15 tán nhỏ, các tán này mang 20-40 hoa màu vàng. Quả bế kếp nằm trên một cuống quả rẽ đôi; quả hình trứng có 10 cạnh. Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu chế biến thức ăn và làm thuốc.
Thìa là đầu tiên được biết và sử dụng bởi những người cổ Hy Lạp và La mã. Những người Hy Lạp tin rằng, khi họ phủ lá này trên đầu họ thì rất dễ dỗ giấc ngủ. Thời Trung cổ, lá thìa là được đeo trong người có thể chống lại được các bùa phép. Khi đốt lá thìa là thì trừ được sấm sét giông bão và khử mùi khói lưu huỳnh.
Kết quả phân tích thành phần hóa học có trong cây thì là gồm nước, tro không tan trong HCl, nhiều khoáng tố vi lượng. Trong lá, hạt, rễ cây cũng có chứa chất dầu (95% là α, β pinen, 60% limonene và carvon). Toàn cây có hàm lượng terpen rất cao.
Vị thuốc tốt
Theo y học cổ truyền, lá thì là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem là một loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.
Chữa rối loạn tiêu hóa: ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hoá tốt và chống táo bón. Đặc biệt đối với trẻ em đang lớn hoặc tuổi nhũ nhi , 1-2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn của trẻ sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng chất hạt, được dùng làm thuốc rất hiệu quả trong trường hợp đầy bụng, nấc cục, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá. Một giọt tinh dầu thìa là pha trong một muỗng mật ong, uống ngay sau bữa ăn. Tương tự, 1 giọt dầu thìa là trộn với 1 giọt dầu thầu dầu hoặc đu đủ dầu cho trẻ uống sẽ ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, vì dầu có tác dụng làm trơn lòng ruột nhờ vậy tăng tính nhuận trường cho trẻ nhỏ.
Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: chất dầu trong hạt thì là rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thì là chiên trong một lượng tối thiểu bơ cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia 2-3 lần trong ngày.
Chữa bệnh đường hô hấp: trong trường hợp cảm lạnh, cúm, hoặc viêm cuống phổi. Dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa rối loạn kinh nguyệt: thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thì là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.
Chữa mụn nhọt và sưng tấy: giã nát lá tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thì là đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.
Tác dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: thì là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nó thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ đang cho con bú. Thì là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.
– Dạng lá tươi thường được dùng để nêm canh làm tăng hương vị và chuyên dùng trong bếp ăn. Hạt được dùng để lấy dịch chiết điều chế thuốc chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh hoặc ngậm chữa đau răng. Lá thìa là được xem là thực phẩm bổ sung cho rau cải và xà lách. Lá và hạt có thể được chế biến thành đồ chua, rau trộn hoặc chế các dạng thức uống mát trong mùa hè. Vì nó có mùi hăng nên thường được chế biến chung với các loại rau quả và gia vị khác có mùi nhẹ hơn để dễ ăn và giúp tăng thêm hương vị cho các thực phẩm chế biến.
– Dùng dạng thuốc hãm: 1-2 muỗng cà phê hạt thìa là trong một lít nước sôi hoặc 50-100ml dịch chiết chia nhiều lần uống trong ngày.
Ngoài ra thìa là còn có tác dụng chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, xơ cứng mạch não dẫn tới nhức đầu, dùng liều nưh trên nhưng chỉ uống 2 lần, liên tục trong nhiều ngày. Khi có triệu chứng khó ngủ hoặc bị kích thích nhiều quá, cũng có thể uống trà thìa là trước khi ngủ.
Theo Nongthon